Blog

THỰC TRẠNG DU LỊCH PHÚ QUỐC

THỰC TRẠNG DU LỊCH PHÚ QUỐC

Đánh giá nhanh post

Phú Quốc được định hướng trở thành: Thành phố đáng sống của công dân toàn cầu. Không chỉ là thủ phủ du lịch và nghỉ dưỡng ngắn ngày, Phú Quốc trong tương lai được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ trở thành vùng đất lý tưởng, đáp ứng đa dạng nhu cầu sống cho công dân toàn cầu nhờ hội tụ đủ những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 767/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 204

Phú Quốc là đô thị biển – đảo độc đáo, đặc sắc; là trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển – đảo đặc sắc và có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao của quốc gia và quốc tế.

Tỉnh Kiên Giang cùng với thành phố Phú Quốc đã chỉ đạo sát sao giúp cho Du lịch Phú Quốc phát triển đúng hướng, đúng tầm. Tuy nhiên, cơ chế riêng cho Phú Quốc vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu xem xét, chờ Quốc hội thông qua nên quá trình phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Phú Quốc để phát triển kinh tế đã đánh đổi nhiều cảnh quan hoang sơ, thay vào đó là nhiều khối bê tông. Tiềm năng của Phú Quốc chưa được khai thác đúng mức thì bđs bị đẩy giá lên cao, dẫn đến chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Phú Quốc xa đất liền nên giá nguyên liệu cao do phải đội thêm chi phí vận chuyển. Trung tâm Dương Đông giá chi phí sinh hoạt đắt không thua trung tâm TPHCM.

Những năm qua rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch như: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, giải trí… từ các nơi đổ về Phú Quốc kinh doanh làm tăng đột biến nguồn cung.

Khi tình hình kinh tế khó khăn, khách đến Phú Quốc giảm làm giảm doanh thu, dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan chức năng chuyên môn địa phương còn mỏng nên việc kiểm tra giám sát là chưa được thường xuyên, liên tục. Với sự tiếp tay của những đơn vị kinh doanh dịch vụ không uy tín, chộp giật, chèo kéo, l.ừa đ.ảo, cạnh tranh giá hoa hồng dẫn khách … đã góp phần làm xấu hình ảnh du lịch địa phương.

Du lịch, sau nhu cầu ăn nghỉ, đi lại là nhu cầu giải trí. Ngoài các khu vui chơi do tư nhân đầu tư thì các điểm đến: văn hoá, di tích, lễ hội … để thu hút du khách chưa được đầu tư đúng mức để lôi kéo nhiều hơn nữa du khách trong nước cũng như quốc tế. Chúng ta thường bán cái ta có chứ chưa bán cái khách cần.

Mặt khác khi quy hoạch và tầm nhìn chưa ổn định. Nhiều đơn vị làm du lịch theo kiểu chộp giật, vì người ta sợ không ăn xổi mà chờ đợi quy hoạch tổng thể thì chẳng biết tới lúc đó có còn hút khách hay không. Dần dà, người làm du lịch chỉ muốn đầu tư ít, thu lợi nhuận nhanh nhất có thể, làm một thời gian rồi bỏ, tìm cái mới để câu khách. Điều đó khiến du lịch đánh mất bản sắc.

“Du lịch đến hẹn lễ, tết lại tăng giá do hàng không, dịch vụ cùng đẩy giá. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam hạn chế vì thiếu sự kết nối, không có bàn tay điều tiết của nhạc trưởng dẫn đến khó phát triển đồng bộ. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch thực tế chưa phát huy hết vai trò chỉ đạo. Lâu nay các giải pháp cứu trợ, kích cầu du lịch hạn chế và ít đồng bộ. Nếu còn giữ tính địa phương chủ nghĩa, coi trọng thành tích, nặng lợi ích cá nhân sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch. Du lịch Việt bị cản trở từ nội tại, không phải do nguyên nhân ngoại lai. Tình trạng chộp giật, manh mún như hiện tại chính là lấy đá ghè chân mình rất thiếu bền vững. Nhiều thách thức đang đặt ra cho thị trường du lịch Việt Nam, đòi hỏi những người làm du lịch phải có tư duy đổi mới, cách làm mới”. (PGS.TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch).

(Còn tiếp… Kỳ 4: Đóng góp giải pháp cho du lịch Phú Quốc)

phần 1: SỰ ĐỔI THAY LỊCH SỬ PHÚ QUỐC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

So sánh

Contact Me on Zalo

Nhập từ khóa của bạn

?>